Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh gout

Gout là bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa thường gặp. Bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất purin và tăng nồng độ acid uric máu. Đông y mô tả bệnh gout trong phạm trù thống phong, chứng tý. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc điều trị bệnh rất khả quan tùy từng thể bệnh. 

Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh gout

Thể phong hàn thấp tý

Phương pháp điều trị: khu phong tán hàn, trừ thấp thông kinh lạc.

Bài 1: Khương hoạt, đương quy, khương hoàng, chích hoàng kỳ, xích thược, phòng phong đều 9g; chích cam thảo, gừng tươi đều 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh gout

- Nếu khớp co duỗi không được gia tế tân 3g, phụ tử 6g.

- Nếu chân tay nặng nề tê dại gia thương truật 9g, phòng kỷ 8g, ý dĩ nhân 12g.

- Nếu các khớp sưng đỏ gia thạch cao 10g, tri mẫu 10g, quế chi 6g, phòng kỷ 9g.

- Nếu đau ở chi trên gia tang chi 9g, uy linh tiên 12g.

- Nếu đau chi dưới nhiều gia ngưu tất 15g, tục đoạn 15g.

Bài 2: Khương hoạt 6g, cảo bản 3g, chích cam thảo 3g, mạn kinh tử 2g, độc hoạt 6g, phòng phong 3g, xuyên khung 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh gout

- Nếu hàn nhiều gia xuyên thảo ô 10g, tế tân 1,5 - 3g.

- Nếu thấp tà nhiều, các khớp sưng đau gia phòng kỷ 15g, thương truật 10g, ý dĩ nhân 15g, phục linh 15 - 30g, mộc qua 10g.

Thể phong thấp nhiệt tý

Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.

Bài thuốc: Thạch cao 30g, tri mẫu 9g, ngạnh mễ 9g, chích cam thảo 3g hợp với quế chi thang (gồm quế chi 9g, chích thảo 6g, thược dược 9g, sinh khương 9g, đại táo 5g). Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh gout

Thể thấp trọc ứ

Phương pháp điều trị: Lợi thấp tiết trọc, hóa đàm khứ ứ thông lạc.

Bài thuốc: Đào nhân 8g, bạch thược 12g, hồng hoa 6g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, trần bì 8g, bán hạ chế 12g, phục linh 12g, trúc nhự 12g, bạch giới tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Thể tỳ hư ứ trọc

Phương pháp điều trị: Kiện tỳ, tiết trọc, khứ ứ thông lạc.

Bài thuốc: Phòng kỷ 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, gia độc hoạt 12g, ý dĩ nhân 12g, thương truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Nếu sưng phù chân thì gia quế chi 8g, phục linh 12g.

Ngoài thuốc sắc, dân gian còn nhiều cách chữa bệnh gout như sau:

Thuốc uống trong

Bài 1: Cành dâu 1kg, đường phèn 500g. Trước hết đem cành dâu sắc lấy nước, bỏ bã, thêm đường phèn vào làm thành cao, mỗi buổi sáng uống nửa thìa, hòa vào nước sôi, uống ấm.

Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh gout

Bài 2: Lá vừng tươi 60g. Lá vừng rửa sạch, băm nhỏ, sắc nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Lưu ý: Về mùa đông không có lá vừng có thể thay bằng thân cây vừng. Đơn thuốc này có thể đề phòng viêm khớp tái phát.

Bài 3: Cỏ hy thiêm 12g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 4: Cỏ hy thiêm 90g, cam thảo 10g. Nghiền cả hai vị thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sôi để ấm, ngày uống 3 lần.

Bài 5: Kê huyết đằng (còn gọi là dây máu người) 10-15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Bài 6: Đậu tương 50g, lá ngô 30g, đào nhân 15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần. Đây là một nghiệm phương bí truyền trong dân gian, hiệu quả điều trị rất tốt.

Bài 7: Lá vừng 30g, mộc qua 15g, bạch quả (còn gọi ngân hạnh, công tôn phụ Ginkgo biloba) 12g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 - 2 lần.

Bài 8: Vỏ mướp 30g, ý dĩ nhân 30g, gừng khô 3g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Thuốc đắp ngoài

Bài 1: Lá cây phù dung lượng vừa, phơi khô, nghiền thành bột, trộn với nước chè nguội, đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 2: Bạch giới tử nghiền thành bột, trộn vào lòng trắng trứng gà, đắp vào chỗ đau, khoảng 3 giờ thì rửa đi.

Bài 3: Xương bồ 120g, cốt toái bổ tươi 250g. Tất cả giã nát, sao nóng, đắp vào chỗ đau, lấy vải băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 4: Xuyên ô, thảo ô, thương truật mỗi vị 30g. Tất cả nghiền thành bột, trộn vào rượu đun nóng lên, đem đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 5: Củ hành ta 10g, lá ngải cứu sống 60g, cốt toái bổ tươi 15g, nửa chén nước gừng tươi. Tất cả giã nát, đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh gout

Bài 6: Bột đại hoàng tẩm nước ấm đắp ở vùng khớp xương đau.

Lưu ý: Người bệnh gout nên hạn chế ăn những loại thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật (gan, thận, óc...), các loại đậu, thịt tươi đỏ. Bỏ hẳn đồ uống có cồn như rượu, bia, nước trái cây lên men... vì cồn làm giảm bài tiết acid uric qua thận, không nên uống nước ngọt có gas, trà, cà phê...

Trong cơn đau tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi vì sự vận động làm phóng thích nhiều hơn các tinh thể muối urat vào trong khớp. Không nên chườm nóng vì sẽ làm cơn đau tăng lên. 






Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại : 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Phát hiện sớm bệnh gút


Gút là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa nhân purin của tế bào, có thể nói nôm na là rối loạn chuyển hóa đạm, được đặc trưng bởi sự tăng cao quá mức acid uric trong máu và trong các mô của cơ thể. Các tinh thể urat lắng đọng vào màng hoạt dịch của khớp gây nên viêm khớp vi tinh thể với những triệu chứng rất đặc trưng. 

Các khó khăn chính gặp phải khi chẩn đoán bệnh gút

Khi bệnh ở thể điển hình thì có thể phát hiện được không mấy khó khăn. Chẩn đoán bệnh hiện nay vẫn dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán quốc tế của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ 1968. Tuy nhiên, ở ViệtNam hiện nay, chẩn đoán gút còn gặp nhiều khó khăn.

 Phát hiện sớm bệnh gút

Có 3 nguyên nhân chính gây khó khăn cho công tác chẩn đoán.

Thứ nhất, đây là bệnh khá mới nên ngay cả cán bộ y tế vẫn còn lúng túng khi chẩn đoán và điều trị bệnh. Nhiều cơ sở y tế lại chưa có khả năng làm các xét nghiệm cần thiết như chọc dịch khớp, xét nghiệm acid uric máu... nên bỏ qua, không chẩn đoán được bệnh.

Nguyên nhân thứ hai là bệnh có rất nhiều biểu hiện và nhiều thể bệnh khác nhau, nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác.

Nguyên nhân thứ ba là tình trạng lạm dụng thuốc bừa bãi hiện nay. Bệnh nhân được dùng quá nhiều loại thuốc nên mất hết triệu chứng, khiến chẩn đoán trở nên rất khó khăn. Có nhiều bệnh nhân gút vào viện với các biến chứng nặng nề do lạm dụng thuốc như đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.

 Phát hiện sớm bệnh gút

Các hiểu biết giúp cho chẩn đoán bệnh chính xác

Chú ý đến đối tượng và lứa tuổi hay mắc bệnh: Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới trưởng thành. Tuyệt đại đa số các bệnh nhân gút là nam giới. Nam dễ bị bệnh, có thể do lối sống, chế độ ăn uống (rượu, bia) và vấn đề di truyền. Về tuổi: bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi 40-60. Ở nữ giới bệnh thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.

Các biểu hiện chính của bệnh gút giúp ích cho việc chẩn đoán: Để phát hiện sớm được bệnh gút, cần chú ý đến 3 biểu hiện lâm sàng chính của bệnh gồm các tổn thương khớp, xuất hiện hạt tophi và tổn thương thận.

 Phát hiện sớm bệnh gút

- Biểu hiện đặc trưng đầu tiên của bệnh gút là các viêm khớp cấp tính do gút. Cơn xuất hiện đột ngột, thường vào ban đêm. Khớp hay bị tổn thương là các khớp ở chi dưới: gối, cổ chân và đặc biệt là ngón chân cái... Khớp bị tổn thương đau ghê gớm, bỏng rát, đau làm mất ngủ, da trên vùng khớp hay cạnh khớp sưng nề, có màu hồng hoặc đỏ. Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38-38,5oC, có thể kèm rét run.

Một đặc điểm nữa là khi uống thuốc colchicin thì bệnh nhân thấy giảm đau khớp nhanh trong vòng 48-72 giờ. Các đợt viêm khớp này có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Sau đó lại xuất hiện các đợt viêm khớp mới. Khi tiến triển lâu dài thì bệnh chuyển sang giai đoạn mới. Đó là gút mạn tính. Các khớp bị sưng đau thường xuyên, dần dần bị biến dạng, cứng khớp, dẫn đến tàn phế.

- Biểu hiện thứ hai của bệnh gút là xuất hiện các hạt tophi ở trên các khớp bị tổn thương như khớp cổ chân, bàn ngón chân... Đó là các u cục nổi lên dưới da, không đau, da phủ trên đó bình thường, mỏng, dưới da có thể nhìn thấy chất bột trắng. Hạt tophi cũng có thể ở tình trạng viêm cấp, hoặc rò ra chất nhão và trắng như phấn.

- Biểu hiện thứ ba của bệnh gút là tổn thương thận. Trong gút mạn tính có thể có lắng đọng muối urat trong thận tạo thành sỏi thận. Khi đó bệnh nhân có các cơn đau quặn thận, đái ra máu, đái ra sỏi, hay thậm chí không có nước tiểu do sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu.

Để chẩn đoán chính xác bệnh gút cần làm thêm xét nghiệm định lượng acid uric trong máu. Thường phát hiện được nồng độ acid uric máu tăng cao. Các xét nghiệm khác và Xquang khớp tổn thương cho phép xác định mức độ tổn thương và phát hiện các bệnh khác kèm theo.


Chẩn đoán nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh

Có hai nhóm nguyên nhân lớn của bệnh gút là gút nguyên phát và gút thứ phát.

- Gút nguyên phát là thể bệnh gặp nhiều nhất, có tính chất di truyền và mang tính gia đình.

- Gút thứ phát có nguyên nhân do tăng acid uric máu thứ phát, gây nên bởi một số bệnh như bệnh thận, bệnh máu, do sử dụng một số thuốc, hay do nhiễm độc chì.

Có 5 yếu tố thuận lợi gây bệnh chính.


- Thứ nhất là yếu tố gia đình. Có tới 30% bệnh nhân gút có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này.

- Thứ hai là yếu tố nghề nghiệp. Đa số bệnh nhân là trí thức, thương gia, chủ doanh nghiệp. Vì vậy có câu gút là vua của các bệnh và là bệnh của các vua. Nói là vua của các bệnh vì gút cấp gây đau khớp ghê gớm. Nói bệnh của các vua là vì gút trước hết thường hay gặp ở vua chúa, hay những người giàu có.

- Thứ ba là tật nghiện bia rượu. Ở Việt Nam có tới 75% bệnh nhân gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm.

- Thứ tư là các rối loạn chuyển hóa khác như tăng acid uric máu, tăng đường máu, tăng mỡ máu. Các nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gút gấp 5 lần so với những người có cân nặng bình thường. Tăng huyết áp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút lên 3 lần.

- Thứ năm là tiền sử dùng một số thuốc làm tăng acid uric máu như thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin, thuốc chống lao.

 Phát hiện sớm bệnh gút

Tóm lại, khi bệnh nhân đau sưng các khớp ở chi dưới, có các tính chất như cơn gút cấp, hay có các hạt tophi hay bị sỏi thận, đặc biệt ở bệnh nhân nam giới, cần phải nghĩ đến bệnh gút trước tiên và người bệnh cần đến khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. 




Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại : 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn